HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - Kdf10ForumHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - Artwor10ShopHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - Paint10GalleryHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - Help10ForumotionHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - Dersha10GamesHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - Target10MusicHỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - News10News

:: Quên mật khẩu? ::
Trang ChínhTrang Chính  ShopShop  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  


Thông báo mới nhất từ diễn đàn 12A12 Trường THPT Lý Tự Trọng


 

 HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ -

Go down 
Tác giảThông điệp
bo0kool02
Ban Giám Sát
Ban Giám Sát
bo0kool02


Tài Sản : HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - 2Q==
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - Images?q=tbn:ANd9GcSaPhHblwQwhiQhqAKvYbnZQ4pb_iORtIR4L6qHqcwSKEMqnsuq

Tổng số bài gửi : 247
Số Tiền : 1528494
Được cảm ơn : 0
Join date : 17/05/2012
Age : 29

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - Empty
Bài gửiTiêu đề: HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ -   HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ - EmptySat May 19, 2012 8:04 pm


1. Tác giả (1948 - 1988)

Lưu Quang Vũ là một tài nặng xuất sắc cảu văn học nghệ thuật Việt Nam những năm 80 của thế kỉ X với những thành công trong nhiều lĩnh vực: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn kịch.

Khát vọng được tham dự trực tiếp dòng máu chảy mãnh liệt của cuộc sống thời kì đổi mới, được trao gửi và dâng hiến, khát vọng cổ vũ cái đẹp và cái thiện, lên án và chiến đấu chống lại cái ác, cái xấu, khát vọng về sự hướng thiện nhân cách con người ... đó là nguồn nhiệt hứng của nghệ sĩ tạo nên sự thăng hoa cho tài năng Lưu Quang Vũ.

2. Tác phẩm

Là một trong số những vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ. Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.

Xuất xứ: từ một tác phẩm cổ tích dân gian.

Tóm tắt cổ tích dân gian:

Một người nông dân tên là Trương Ba rất cao cờ bị chết đột ngột. Tiên cờ Đế Thích tiếc tài nên dùng phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác một anh hàng thịt để Trương Ba tiếp tục được sống. Hai người vợ tranh chấp chồng nên phải đưa lên quan sử. Quân tiến hành phép thử bằng cách cho người này lần lượt mổ lợn và đánh cờ. Người này không biết cầm dao mổ lợn như thế nào nhưng lại đánh cờ rất giỏi. Quan quyết định cho vợ Trương Ba đưa chồng về nhà mình.

Tình huống:

Tình huống kịch của LQV bắt đầu từ chỗ kết thúc truyện dân gian: sau khi hồn Trương Ba được sống hợp pháp trong xác hàng thịt, cuộc sống vay mượng trái tự nhiên "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo" đã làm phát sinh những mâu thuẫng giữa hồn và xác. Mâu thuẫn càng phát triển khi linh hồn thanh cao bị tha hoá trước những đòi hỏi lấn át của thân xác thô phàm - Trương Ba trở nên xa lạ với những người thân trong gia đình, với bạn bè và tự chán ghét, ghê sợ bản thân mình. Mâu thuẫn bị đẩy lên tới đỉnh điểm khi Trương Ba không chịu nổi tình cảnh đau khổ tuyệt vọng đã khước từ cuộc sống không phải của mình, chấp nhận cái chết vĩnh viễn.
Đoạn trích là một phần của cảnh 7, cảnh cuối cùng của vở kịch khi xung đột lên đến cao trào và kết thúc bằng cái chết của Trương Ba.


B. Tác phẩm

1. Bi kịch đau khổ của cuộc sống ko phải của mình
1.1 Hoàn cảnh bi kịch
Để có thể tiếp tục được sống, hồn Trương Ba phải núp nhờ thân xác thô kệch của anh hàng thịt - đó là nghịch cảnh phi lí, trái tự nhiên, là hoàn cảnh trớ trêu mà hồn TBa buộc phải chấp nhận và qui phục. Đây cũng là mâu thuẫn lớn nhất của tấm bi kịch "hồn Trương Ba - da hàng thịt". Như vậy, bắt đầu từ kết thúc có vẻ có hậu của dân gian, LQV đã đặt ra những vấn đề lớn lao trong cuộc sống con người: khi con người ta cố gắng "sống với bất cứ giá nào", họ có tìm thấy hạnh phúc hay không? Con người sẽ ra sao nếu được sống là chính mình, không được sống trọn vẹn với những giá trị mà mình vốn có và theo đuổi? Liệu con người có thể gưỉ cho mình những giá trị tinh thần cao quí khi phải chấp nhận sống chung với sự dung tục, phải thoả mãn những ham muốn vật chất tầm thương.
Thân xác anh hàng thịt được miêu tả như một biểu tượng đáng ghê sợ của hoàn cảnh sống dung tục, từ hình dáng "kềnh càng thô lỗ", đòi hỏi "mỗi bữa ăn tám, chín bát cơm", từ những ham muốn thấp kém mà "bất cứ con thú nào cũng có được, thèm ăn ngon, rượu thịt..." cho đến những dục vọng xấu xa.
Đó là "xác thịt âm u, đui mù" nhưng tiếg nói xui khiến của nó có "sức mạnh ghê gớm"thậm chí có khả nặng "sai khiến" kể cả những linh hồn thanh sạch, cao khiết nhất. Hơn một lần, xác anh hàng thịt không được khẳng định sự phụ thuộc của hồn TBa đối với nó: "Tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục", "ông không tách ra khỏi tôi được đâu ... chẳng còn cách nào khác đâu ... phải sống hoà thuận với nhau thôi ... hai ta hoà với nhau là một rồi...". Như vậy, một khi đã chấp nhận cuộc sống vay mượn, chắp vá không phải của mình, con người khó thoát ra khỏi sự chi phối nghịêt ngã của hoàn cảnh vay mượn chắp vá ấy.
Xác hàng thịt còn ve vãn hồn TBa bằng cái "lí lẽ ti tiện" nhưng có sức hấp dẫn ghê gớm, cái lí lẽ mà chính hồn TBa đã âm thầm tự nói với mìh, tự an ủi mìh. TBa vẫn sẽ làm mọi việc để thoả mãn vị "thèm khát" của xác hàng thịt, nhưng sau đó "cứ việc đổ tội cho cái thân xác", đó là cái vừa giúp con người giữ được cảm giác thanh thản cho tâm hồn. Theo cách nói của xác hàng thịt, nó là "trò chơi tâm hồn", thực chất là phương cách hèn nhát để tự lừa dối chính mình và cuộc đời...
Phải sống nhờ vào những yếu tố vật chất bên ngoài, không được sống với cuộc sống thực của mình, hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống dung tục, bị nó chi phối và sai khiến - đó là một trong nhữg bi kịch đau đớn nhất của con người.
1.2 Sự tha hoá
Sự tha thoá của Tba trong hoàn cảnh phải sống nhờ vào người khác đã được thể hiện qua cuộc hội thoại giữa TBa và xác hàng thịt với sự bối rối, khổ sở, bế tắc của hồn TBa và sự đắc thắng bởi những lí lẽ trâng tráo mà đầy sức thuyết phục của xác hàng thịt.
Xác hàng thịt đã chỉ rõ sự tha hoá ko tránh khỏi của hồn TBa vì TBa phải vào nó để tồn tại: "nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm cây cối đất trời, những người thân ... ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan cảu tôi", thậm chí vì phải chấp nhận hoàn cảnh trớ trêu theo cách của riêng mình! Mà trong sự nhìn nhận, đánh giá của cộng đồng, nhân cách của một con người bao giờ cũng thể hiện qua lời nói, việc làm, cách hành xử, những việc được thể hiện bằng đôi mắt, bàn tay, tiếng nói của thân xác. Nó là nguyên nhân khiến linh hồn TBa rơi vào trạng thái bất lực trước sự sai khiến ghê gớm của thân xác "âm u, đui mù" - bây giờ TBa ăn bằng miệng của xác hàng thịt, ham muốn những "món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi và đủ thứ thú vị khác" là khẩu vị của xác hàng thịt, "tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại.." khi đứng cạnh vợ anh hàng thịt, ngay cả lối đánh cờ trí tuệ, thanh cao những nước cờ thể hiện tinh thần sống ngay thẳng của ông từng khiến Trưởng Họat yêu mến, Đế Thích khâm phục nay cũng không còn. Bây giờ TBa đánh cờ bằng những nước đi tầm thường thực dụng để có thể thắng đối phương nhanh chóng, ông không còn dạy con bằng những lời khuyên bảo nhỏ nhẹ thấu tình đạt lí như trước đây, ông "tát thằng con toé máu mồm, máu mũi" bằng bàn tay của xác hàng thịt, người làm vườn khéo léo khi xưa nay đã trở nên vụng về, thô lỗ khi triết cây cam, bàn tay giết lợn của ông đã làm gãy cả cây sâm quí mới ươm, những cử chỉ phũ phàng làm gãy cả nạn, rách cả giấy, hỏng mất cái diều đẹp của thằng cụ Tị. TBa khi xưa hiền lành, nho nhã, hết lòng yêu thương vợ con cả đời sóng chân thật, ngay thẳng, trong sạch, đôn hậu với nghề làm vườn nay dần bước vào con đường bán mua lươn lẹo kết thân với giới phú hào chức sắc, xa lánh bà con lối xóm. Ông bắt đầu nguỵ biện theo cách tính toán của hàng thịt: "phải thay đổi để sống chứ, việc chi tiêu trong nhà càng lúc càng nhiều trong khi cuộc sống càng lúc càng khó khăn". Ngay cả đứa con trai thực dụng cũng chẳng còn tôn trọng ông "cha bây giờ không còn là cha tôi trước kia nữa, cha tôi không bao giờ đánh tôi, nên tôi rất kính trọng ông, cha bây giờ cũng gian dối, đang sống nhờ bằng cái xác ăn cắp của người khác thôi".
Qua màn đối thoại giữa TBa và xác hàng thịt, có thể thấy TBa được trả lại cuộc sống những là cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống nhờ thân xác thô kệch của anh hàng thịt, bị nó lôi kéo thảo hiệp trong cách sống giả dối với mình với người. Bi kịch của TBa chính là lời cảnh báo: Khi con người phải sống trong sự dung tục, tầm thường thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, thắng thế, sẽ lấn át tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quí của con người.
1.3 Nỗi đau khổ trước sự tha hoá.
Ý thức được sự tha hoá của mình, l.hồn TBa dằn vặt, đau đớn, ông đã cố trối bỏ, chống trả nhưng bất lực. Đặc biệt sau khi đối diện với những người TBa vốn rất yêu thương TBa trước đây, hồn TBa càng cảm nhận sâu sắc hơn sự đau khổ của ông đã gây ra cho họ, TBa cũng thấy rõ hơn tình cảnh tuỵệt vọng của vợ TBa, bà buồn bã, đau khổ nhận ra: "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông TBa làm vườn ngày xưa". Người vợ hiểu rất rõ TBa bây giờ hoàn toàn chịu sự sai khiến mạnh mẽ của cái bên trong ông, TBa khó có thể cưỡng lại được ý muốn của cái thân xác ông đang sống nhờ, vì thế TBa không có khả năng sống vs ý muốn tốt đẹp của người làm vườn chăm chỉ, đôn hậu như xưa nữa: "Ông bảo không được nhưng tôi biết sự thể rồi sẽ cứ dẫn đến như vậy, ông sẽ đành chịu đựng như vậy..." Với trái tim vị tha, nhân hậu, bà thấu hiểu nỗi bất hạnh đau khổ của TBa khi phải chấp nhận lệ thuộc vào cái xác kềnh càng dung tục của anh hàng thịt để tiếp tục sống. Bà càng đau khổ hơn vì không thể giúp gì cho TBa thay đổi hoàn cảnh sống bế tắc ấy, đối diện ngươờ chồng đang dần hoà nhập với thân xác hàng thịt nên đã muốn bỏ đi. Chính TBa cũng ý thức được nỗi đau khổ cảu vợ khi ông nói với con dâu: "Thầy đã làm u con khổ. Có lẽ cái ngày u chôn xác thầy ... tưởng thầy đã chết hẳn, u cũng không khổ như bây giờ". Nỗi đau của người vợ nhân hậu, vị tha càng khiến TBa nhận rõ bi kịch không lối thoát của mình.
Con dâu TBa cũng thấu hiểu và xót thương co hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng. Chị cũng hiểu bây giờ trong thân xác hàng thịt, TBa "khổ hơn xưa nhiều lắm". Chị thương cho tình cảnh sống nhờ , sống vay mượn trái tự nhiên của bố chồng: "thầy bảo con cái bên ngoài là ko đáng lể chỉ có cái bên trong nhưng thầy ơi con sợ lắm ... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ lệch lạc nhoà mờ dần, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa". Nỗi lòng chân thành của người con dâu hiếu thảo đã phản ánh chính xác bi kịch của TBa trước cái nhìn của những người thương yêu, TBa "hiền hậu, vui vẻ, tốt lành" ngày xưa cứ bị cuốn xa dần "nhoà mờ dần" phía sau những biểu hiện thô lỗ, phàm tục của xác anh hàng thịt - nơi chưa đựng linh hồn ông. Bi kịch tha hoá của TBa đã hiện rõ trong cảm nhận của người con dâu "chính con cũng không nhận ra thầy nữa", càng đau xót hơn trong ước mong vô vọng của chị: "làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ, tốt lành như thầy của chúng con xưa kia".
Quyết liệt và dữ dột nhất là thái độ của cái Gái - đứa cháu gái yêu quí ông nội sâu sắc. Tâm hồn trong sáng, ngây thơ của nó không thể chấp nhận sự sắp xếp trái tự nhiên của thế giới thần tiên, những thoả hiệp kì lạ của thế giới người lớn. Đặc biệt không chấp nhận nổi sự tồn tại quá giả dối, quái gở của cái gọi là "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Càng yêu quí, nhớ thương ông nội, cái Gái càng nâng niu, trân trọng những kỉ niệm về ông, từ "đôi guốc gỗ, có đóm thuốc lào, nhất là những cây thuốc trong vườn", nó chỉ sống với những kí ức thiêng liêng về ông chăm chỉ, nhẹ nhàng, khéo léo, gắn bó với vườn cây ông nội hiền hậu, luôn giành tình cảm gắn bó yêu thương cho nó và cu Tị, kiên quyết phủ nhận hồn TBa trong thân xác hàng thịt, cái Gái gọi ông là "lão đồ tể" - cách goi cho thấy thái đọ rành mạch, dứt khoát tới nghiệt ngã của trẻ thơ. Với cái Gái, con người mang thân xác hàng thịt với "bàn tay giết lợn", với bàn chân "to bè như cái xẻng", với những cử chỉ "thô lỗ phũ phàng" chỉ có thể là "lão đồ tể" xấu xa, độc ác mà cả nó lẫn cụ Tị đều căm ghét.
Những nỗi niềm hoặc buồn bã, hoặc thương xót, bất lực hay căm ghét, trối bỏ ... của người thân đã khẳng định sự tha hoá đáng buồn, đáng thương, cũng đáng sợ, đáng ghét của hồn TBa khi phải sống nhờ thân xác hàng thịt, cũng làm đậm thêm nỗi đau khổ, tuyệt vọng của một con người ý thức sâu sắc bi kịch đánh mất mình.


2. Quyết định dũng cảm để tự giải thoát khỏi bi kịch - sự tìm lại chính mình
Phải để linh hồn trong sạch, cao khiết của mình sống nhờ thân xác thô phàm cảu anh hàng thịt. TBa ngày càng thấy ko thể chấp nhận được kiểu sống "bên trong một đằng bên ngoài một nẻo", ông thấy chán ghét, ghê sợ cái thân xác không phải của mình: "Tôi ko muốn sống as thế này mãi ... Tôi chán cái chỗ ở ko phải của tôi này lắm rồi"
Sau cuộc nói chuyện với những người thân, ý thức sâu sắc sự tha hoá của mình, hiểu rằng mình đã trở nên xa lạ vs mọi người, TBa đã gặp tình huống phải chọn lựa quyết liệt - trong lời độc thoại nội tâm, tâm hồn TBa đã đi từ sự tuyệt vọng khi thừa nhận thất bại của mình trước sự chi phối của thân xác: "Mày đã thắng thế rồi đấy cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta", đến kiên cường phản kháng: "lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình", thách thức xác hàng thịt: "có thật là ko còn cách nào khác không" và cuối cùng là lời khẳng định: "không cần đến cái cuộc sống do mày mang lại đâu, không cần!".
Trong màn đối thoại với ĐT, TBa đã từ chối cuộc sống chắp vá, vay mượn, khước từ cái thân xác ko phải của mình, chấp nhận cái chết.
· TBa đã phủ định lối sống "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", ông muốn được sống là mình một cách "toàn vẹn". Ông đã thoát ra khỏi sức cám dỗ của những lí lẽ đã từng giúp ông yên lòng bám víu vào cái thân xác ko phải của mình, những lí lẽ mà khi xác hàng thịt nói ra, ông đã xấu hổ vì nhận thấy sự "ti tiện", sự chối từ cs vay mượn, chắp vá của TBa đã đưa đến một thông điệp. "Con người luôn phải có sự thốg nhất, hài hoà giữa linh hồn và thể xác, bên ngoài và bên trong không thể có một linh hồn thanh quí trong một thân xác thô phàm. Khi con người bị chi phối bởi những ham muốn tầm thường bản nặng của thân xác thì ko thể đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn với sự nguỵ biện: "cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong".
· TBa cũng ko thể tìm thấy sự an ủi hay bào chữa cho mình theo thực tế cách sống của số đôg khi nghe ĐT khẳng định: cả ở "dưới đất" lẫn "trên trời", "ko phải mọi người đều được là mình toàn vẹn", ko phải bao giờ cũng "được sống theo những điều mình nghĩ bên trong", nhiều khi người ta phải "ép mình cho xứng với dah vị bên ngoài"...TBa cho rằng: "sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện ko nên đằng này đến thân tôi cũng phải sốg nhờ anh hàng thịt" - đó là bi kịch của 1 người giả dối, vay mượn đáng xấu hổ. Ông đã hiểu ra bi kịch của chính mình: "Sống nhờ thế này còn khổ hơn là cái chết". Với một người nhân hậu như TBa, ông còn day dứt vì sự sống vay mượn giả tạo của mình đem đến bao đau khổ cho những người thân, khiến ông không còn đủ tư cách để dạy con trai mình "đi vào còn đường ngay thẳng", khiến ngôi nhà của ông "như sắp tan hoang ra cả", đó là những cái giá quá đắt đối với TBa và những người thân yêu, cái giá ông ko thể trả cho dù là cs của chính mình.
TBa đã khẩn cẩu ĐT cho ông được chết, xoá bỏ sự tồn tại của cái vật quái gở mang tên "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Đó là q.định khiến ông thấy mình "lại là TBa thật, tâm hồn thanh thản trong sáng như xưa". Q.định dũng cảm trung thực đã giúp ông có thể tự tin dạy con lời tha thiết: "Ko thể sống bằng mợi giá đâu con ơi. Sống đảo điên, hèn hạ, ko được là chính mình còn tệ hớn cái chết".
Đoạn kết of vở kịch như một khúc vĩ thanh đày chất thơ, thanh thoát và sâu lắng đã đem đến âm hưởng lạc quan cho tác phẩm, đó là lòng tin vào sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, của sự sống đích thực. Chấp nhận cái chết, TBa đã tìm lại sự trong sạch cho linh hồn mình, hoá thân vaà các sự vật thân thương ... tồn tại vĩnh viễn trong kí ức và tình yêu của những người thân. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật bình dị muôn đời của nó.Quyết định dũng cảm của TBa cho thấy ông là 1 con người trung thực, nhân hậu và giàu lòng tự trọng, là con người ý thức của cs đích thực.
Bi kịch của TBa và gia đìh ông rất gần gũi vs cuộc sống hôm nay. Tình huống kịch dồn dập, xoay quanh nhiều nhân vật từ tiên thánh trên trời đến người trần nơi hạ giới khiến cho ý nghĩa của tác phẩm được mở rộng. Vở kịch đưa đến nhiều tầng ý nghĩa từ phê phán thói làm việc vô trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, lên án những kẻ chức sắc ham hối lộ, sách nhiễu dân chúng, nhưng quan trọng nhất là thông điêp: "Cuộc sống thật đáng quí nhưng ko thể sống bằng mọi giá, con người sẽ phải trả giá rất đau đớn, nếu bất chấp tất cả để đạt được mục đích; những giá trị tinh thần cao quí sẽ dần bị tha hoá trong hoàn cảnh dung tục; cuộc sống của con người chỉ thực sự hạnh phúc, thực sự có giá trị khi được sống đúng là mình".
Link:
Về Đầu Trang Go down
 
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ -
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» chặn bảng quảng cáo đây.....
» bản xếp hạng mp3.zing.vn
» Tuyễn trưởng topic .....
» Chính thức gần ra khỏi trường
» Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
12A12 Truong THPT LTT 2011-2012 :: Luyện thi đại học :: Môn Văn-
Chuyển đến 


Đang được sử dụng tại diễn đàn CluB tEEn StaR|Kênh Giải Trí Hàng Đầu Dành Cho Giới Trẻ
Powered by phpBB® & Version 2.0
Forumotion-ripped by vlt